Cho thuê áo dài cưới, bưng quả, lễ tân, áo dài chụp ảnh, áo dài cho mẹ, vest nam, việt phục, áo bà ba, trang phục kỷ yếu số lượng lớn nhất TPHCM

Image Slider

Ảnh vẽ mô phỏng trang phục qua các thời kỳ

Ảnh vẽ mô phỏng: Để mặc một bộ trang phục bao gồm những gì của các triều đại: thời LÝ, thời TRẦN-LÊ SƠ, thời LÊ TRUNG HƯNG và thời NGUYỄN

 











Nguồn: Vietnam Centre


Album đẹp về áo nhật bình


Trang phục Nhật Bình, mất tích giờ đã được khôi phục từ triều đại cuối cùng của việt nam sẽ như thế nào?
Áo Nhật Bình thời nhà Nguyễn là chiếc áo dành cho nữ giới quyền quý trong chốn cung đình và các thiếu nữ trong gia đình quý tộc mặc khi xuất giá. Đối với nhà Nguyễn, việc phân chia cấp bậc thông qua trang phục được thể hiện rất chặt chẽ dựa trên: Chất liệu vải, màu sắc, trang phục đi kèm, kiểu dáng, cách may, họa tiết,...
Chiếc áo Nhật Bình với vẻ đẹp sang trọng, tinh tế vẫn luôn được thế hệ tiếp nối trân trọng, giữ gìn và lưu truyền với thời gian.
Bộ trang phục được áo dài cô sáu đã cùng ekip tái hiện lại Trang phục Nhật Bình, trở thành top xu hướng trang phục tết hay kỷ yếu được yêu thích nhất.











Vạt áo, đường ráp vải của áo ngũ thân như thế nào

Áo ngũ thân lập lĩnh được ghép bởi năm mảnh vải (năm thân): hai thân trước, hai thân sau, và thân con thứ năm nằm ở phía trước, bên phải người mặc. Thẳng từ cúc áo trên cùng xuống hết vạt trước và vạt sau áo có một đường may ráp hai thân áo được gọi là đường trung phùng.
Trên thị trường hiện nay có “áo ngũ thân” không đường trung phùng, thiếu vạt, vạt trong bị cắt ngắn, cắt vải bó eo v.vvv... Mọi người khi mua áo hãy lưu ý những điểm này để có những chiếc áo đẹp và chuẩn, đúng với tinh thần tôn vinh văn hoá dân tộc  
Áo đúng khi mặc lên sẽ có dạng chữ A (to dần khi xuống chân), hai bên cúp vào, không hở quần nhiều. Vạt áo ngũ thân lúc nào cũng sẽ phồng ra. Việc chọn vải là một yếu tố quyết dịnh dáng áo. Vải quá mềm và chảy sẽ làm ngực bị độn lên và vạt áo lõm vào thất thường.
 Xin lưu ý, khi đã may tà cong nhưng lại may bó eo, không sa vạt thì dáng áo vẫn sẽ biến khác. Lúc này vạt áo sẽ bó vào rồi xoè ra (kiểu áo tân thời) hoặc áo sẽ độn ngực lên và vạt lõm vào giữa hai chân.



Thông tin về cúc áo ngũ thân lập lĩnh

CÚC ÁO NGŨ THÂN LẬP LĨNH:
1. Năm cúc áo xếp thành hình chữ quảng (广). Cúc thứ nhất và thứ hai phải tạo thành đường thẳng tương đối vuông góc với đường trung phùng (đường ghép vải ở giữa áo).
2. Cúc làm bằng kim loại, đá, hoặc gỗ,... Tránh sử dụng cúc vải tết kiểu Tàu vì đây là vấn đề gây tranh cãi.
Hiện nay, nhiều nhà may làm cúc chéo xuống, cúc vải Tàu, đôi khi còn chế ra nhiều kiểu may cúc khác. Điều này là SAI và cần được sửa chữa để cho ra sản phẩm Việt phục chất lượng hơn. Thêm vào đó, may sai cúc sẽ làm sai dáng áo và cho ra những trang phục của anh hàng xóm.


Phân tích cấu tạo áo ngũ thân lập lĩnh chuẩn cổ


Áo ngũ thân lập lĩnh được định hình từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, được xem là tiền thân của áo dài ngày nay.

1.Thân áo
Được ghép bởi năm mảnh vải (năm thân): hai thân trước, hai thân sau, và thân con thứ năm nằm ở phía trước, bên phải người mặc.
Vạt áo xòe và cong, không may thẳng. Vì vậy khi mặc lên, hai bên tà cúp lại, không lộ hông, eo hay nhiều khoảng quần dưới đường xẻ tà như áo dài hiện đại.
2.Cúc áo
Áo ngũ thân có năm cúc, vị trí cụ thể như trên ảnh. Lỗi sai phổ biến là cúc thứ hai thường bị trễ xuống. Cúc thứ hai và cúc thứ nhất ở giữa cổ phải tạo thành một đường thẳng vuông góc với đường trung phùng (đường ráp vải giữa áo).
Cúc thường được làm từ kim loại, gỗ, đá quý... Tuyệt đối không sử dụng cúc vải to tết kiểu Trung Quốc.
3.Lớp áo
Mặc lót bên trong áo ngũ thân là lớp áo lót màu trắng.
4. Cổ áo
Cổ áo dựng vuông vắn hoặc vê tròn, ôm khít vào cổ.
Cổ áo lót trong may bằng vải mềm, cổ áo ngoài may cứng tạo độ đứng và ôm. Khi mặc lên, cổ áo lót trong cao hơn cổ áo ngũ thân.
Hiện nay, có một số chỗ may giả cổ( may thêm phần vải trắng lên cổ áo). Lưu ý khi đã mặc áo may giả cổ thì không mặc áo lót trong nữa.
5.Tay áo: 2 loại( thụng / chẽn)
Dù cho áo được may theo kiểu tay nào thì khi trải phẳng ra tay áo, vai áo vẫn phải nằm trên một đường thẳng
-Tay thụng: tay áo phải dài bằng hoặc hơn chiều dài tà áo (có thể chấm hoặc quét đất). Tay áo luôn là dạng hình chữ nhật, hai bề song song và không hề bó nách vì vậy khi chắp tay trước ngực sẽ có dạng hình vuông. Lỗi sai phổ biến của các nhà may hiện nay là may theo lối bó nách, khi chắp tay lại sẽ tạo thành hình tam giác.
*Áo ngũ thân tay thụng còn được gọi là áo tấc, áo lễ, áo thụng
-Tay chẽn: từ nách, tay áo thu hẹp dần và ôm vào cổ tay.
**Một số hình minh họa được dung trong bài do một thành viên không chuyên vẽ của trang vẽ ra. Có điều gì sai sót mong được mọi người góp ý!Phân tích cấu tạo áo ngũ thân lập lĩnh chuẩn cổ


Nơi cho thuê áo ngũ thân bưng quả đẹp


Trong đám cưới theo phong cách việt cổ phục truyền thống , cô dâu chú rễ thường lộng lẫy trong bộ áo tấc và aó nhật bình, bên cạnh là những phụ dâu xinh xắn, phụ rễ trẻ trung. Sự góp mặt của dàn bưng quả thật sự rất quan trọng, do vậy việc tìm thuê bộ áo ngũ thân quả phù hợp cũng là một vấn đề khá đau đầu. Bởi lẻ, đội hình bưng quả không phải lúc nào cũng cân xứng và đồng đều về ngoại hình. Nên cần phải tìm được địa chỉ cho thuê ngũ thân bưng quả truyền thống vừa nhiều kiểu, vừa nhiều size để lựa chọn.

ÁO DÀI CÔ SÁU  – là một gợi ý mà bạn có thể tham khảo qua. Nơi đây có nhiều mẫu áo ngũ thân bưng quả đẹp, có rất nhiều kích cỡ khác nhau mà nhiều nơi khác không có đủ. Hôm nay chúng tôi xin gợi ý qua vài mẫu áo ngũ thân  bưng quả đang được ưa chuộng hiện nay.

Nơi cho thuê áo ngũ thân bưng quả đẹp

Nơi cho thuê áo ngũ thân bưng quả đẹp

Nơi cho thuê áo ngũ thân bưng quả đẹp

Nơi cho thuê áo ngũ thân bưng quả đẹp

Nơi cho thuê áo ngũ thân bưng quả đẹp

Nơi cho thuê áo ngũ thân bưng quả đẹp