Nhật bình thuộc dạng thức áo đối khâm khoác bên ngoài áo dài tay chẽn hoặc áo tấc, được cài khuy chính giữa. Ngoài ra, nút áo tròn bằng ngọc điêu khắc tinh xảo dùng để trang trí chính là điểm đặc trưng của nhật bình so với áo phi phong nhà Minh.
Gọi là "nhật bình" là do phần hoa văn ở cổ áo có dạng hình chữ nhật cùng 2 viền bên ngoài. Phần tay áo được thêu hoa văn dải ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ).
Nhật bình chính là thường phục của bậc Hoàng Thái hậu, Hoàng hậu, Hoàng Quý phi và là lễ phục của các bậc từ Nhất giai phi đến Tứ giai tần, tùy phẩm cấp mà màu sắc và hoa văn có điểm khác biệt để phân định rõ ràng. Có thể kể đến nhật bình của Hoàng hậu được làm từ sa sợi vàng thêu 20 hình rồng, phượng, loan, trĩ. Ở dưới phần tà áo còn có hoa văn tam sơn thủy ba được thêu vô cùng tinh xảo.
Vào thời Gia Long, khi mặc nhật bình, hậu phi cài (đội) một loại trang sức gọi là Kim ước phát (hiện chưa rõ hình dạng). Đến thời Thiệu Trị thì thay bằng Kim phượng, và lần thay đổi cuối cùng là vào thời Nguyễn mạt, nhật bình được đi kèm với khăn vành - dạng kết hợp thường thấy nhất mà chúng ta thấy hiện nay.
Hoàng Thái hậu/ Hoàng hậu/ Hoàng Quý phi: Nhật Bình thêu bằng sa sợi vàng, có thêu phượng ổ.
Công chúa: Nhật Bình thêu bằng sa sợi đỏ thêu phượng ổ.
Nhị giai Phi: Nhật Bình thêu bằng sa sợi màu xích đào .
Tam giai Tần: Nhật Bình thêu bằng sa sợi màu tím.
Tứ giai Tần: Nhật Bình thêu bằng sa sợi màu tím nhạt t.
Bậc Hậu khi mặc Nhật Bình quấn thường làm bằng tơ bát ti màu trắng thêu rồng phượng, còn các bậc còn lại sử dụng thường làm bằng tơ bát ti màu trắng thêu loan ổ.