Cho thuê áo dài cưới, bưng quả, lễ tân, áo dài chụp ảnh, áo dài cho mẹ, vest nam, việt phục, áo bà ba, trang phục kỷ yếu số lượng lớn nhất TPHCM

Image Slider

PHÂN BIỆT NÓN QUAI THAO VÀ BA TẦM

Nón lá đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, Trống Đồng Đông Sơn, trên thạp đồng Đào Thịnh trước công nguyên đây từ 2.500-3.000 năm. Người Việt cổ từ xưa đã biết lấy lá buộc lại làm vật che mưa, nắng. Chiếc nón lá gắn bó với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta hơn bốn ngàn năm văn hiến . Từ xa xưa, nón lá đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người Việt . Trong văn hóa Quan họ, nón Quai thao và nón Ba tầm là hai loại nón khác nhau:

Các Liền chị đi hội chỉ dùng nón Quai thao (hay nón thúng Quai thao). Nhưng đây không phải là nón riêng của cô gái Quan họ mà là của các cô gái Bắc Bộ xưa. Nón quai thao chủ yếu để làm duyên, khi ca Quan họ còn để dựng giầu ( trầu) mời khách. Dùng nón Quai thao không phải để che mưa nắng khi đi lại mà chỉ để treo lên che cố định do có đường kính to hơn nón Ba tầm nên khi di chuyển gặp gió lớn sẽ bất tiện , nón không có độ dốc như nón Ba tầm, không làm dày lá bằng nón Ba tầm.

Nón Quai thao và nón Ba tầm dành cho hai đối tượng sử dụng khác nhau nên khác nhau cả về cấu tạo. Do đặc điểm thời tiết vùng miền,ở miền Trung nắng gió nhiều hơn nên nón có xu hướng nhỏ gọn và dày hơn


Nón Ba tầm thường là nón dùng cho người lớn tuổi. Nón Ba tầm ngoài yếu tố thẩm mỹ thì mục đích sử dụng là che mưa, che nắng, thậm chí làm quạt khi nóng, đôi khi có thể múc nước rửa mặt, làm thay khay đựng các vật dụng, đồ dùng khi buôn bán. Trong bài Lý cây đa, Liền anh hát "Chẻ tre đan nón ba tầm" là ý trêu các Liền chị với cách trêu dí dỏm không nhanh thì già hết duyên... Chứ không phải Liền chị đội nón Ba tầm. Tầm cũng có thể hiểu là khoảng, độ dài áng chừng.. nên cũng có nhiều người xưa hiểu nôm na là nón rộng khoảng 3 tầm gang tay hay từ chỏm nón ra khỏang 3 gang tay..độ áng chừng quyết định chiều rộng của nón 4 tấc , 6 tấc...mặt khác cũng phụ thuộc vào kích cỡ của nguyên liệu, loại lá gì..

Bài QH Lý cây đa

Trèo lên quan i dốc ngồi gốc í i cây đa,
ta à lý lý như cây đa í i
Thấy i cô phú lý tình là cô mặc áo vỏ già,
ta lý lý như nâu non ấy vỏ à già,
ta lý lý như nâu non i
Khăn thâm đầu dí,
ta à a lý lý như đội đầu,
ta à a lý lý như đội đầu ì
Nửa thương i phú lý tình là a thương bên nọ ấy nửa sầu,
ta lý lý như bên kia,
ấy nửa sầu ta lý lý như bên kia i

Áo lương năm ì i cúc,
ta à a lý lý như viền tà,
ta à a lý lý như viền tà ì
Ai may i phú lý tình là a cho người mặc,
ấy hay ì là ta lý lý như em may,
ấy hay là ta lý lý như em may i
Chẻ tre đan nón,
ta à a lý lý như ba tầm,
ta à a lý lý như ba tầm i
Ai i đan i phú lý tình là cho người đội ấy hôm à rằm,
tà a lý lý như tháng Giêng ấy hôm à rằm,
tà a lý lý như tháng Giêng

· Ca dao:

*Chưa chồng nón thúng quai thao,
Chồng rồi nón rách quai nào thì quai.
Chưa chồng yếm thắm đeo hoa,
Chồng rồi hai vú bỏ ra tày giành.

*"Ai làm cái nón quai thao, Để cho anh thấy cô nào cũng xinh."

*Cô kia nón nghệ quai thao

Chồng cô đánh giặc biết bao giờ về

* "Chẻ tre đan nón ba tầm, ai xui cô mình đội xem hội đêm Rằm" - lời ngỏ của những chàng trai ngày xưa cũng thật ý nhị. Rõ là khen ai rồi mà vẫn phải dẫn dụ xa gần "ai xui cô mình đội chiếc nón xinh đẹp đến thế để chúng anh ngẩn ngơ".

Không chỉ là vật che mưa, che nắng, chiếc nón lá chứa đựng kho tàng lịch sử của nền văn minh lúa nước của người Việt. Tục truyền rằng vua Bà làng Diềm (Viêm xá) , Đức Bà luôn đội một chiếc nón làm từ bốn chiếc lá hình tròn. Bất cứ nơi nào người xuất hiện, những đám mây mưa tan biến nhanh và thời tiết trở nên thuận lợi. Đức Bà dậy dân làng Diềm dẫn thủy trồng lúa và những loại cây lương thực khác. Người dân làng Diềm biết ơn và đã xây dựng một ngôi đền để tưởng nhớ công ơn của Đức Bà thủy tổ.




Hình ảnh Nón Ba Tầm quai thao trên một tấm bưu thiếp của người Pháp đầu thế kỉ 20


Cấu tạo


Nón thường được đan bằng các loại lá khác nhau như lá cọ, lá nón, lá buông, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón v.v...Lá làm nón phải là loại tốt to bản, không bị sâu mọt và rách , không quá già – lá thường đang còn búp vừa đủ một tháng tuổi và phát triển hết chiều dài, chiều ngang, chưa chuyển sang màu xanh đậm, các bẹ lá ôm khít với nhau, chưa bung ra, có độ mềm với chiều dài khoảng 40-50cm. Nón thường làm hai lớp lá , cũng có thể làm 3 lớp lá , tùy theo nón làm bằng nguyên liệu loại lá nào. Nón Ba tầm có độ dốc hơn nón Quai thao và có đường kính nhỏ hơn nón Quai thao. Thường thì nón Ba tầm có đường kính dưới 4 tấc ( dưới 40 cm) ; nón Quai thao 12 tấc ( 1m20). Nón thường có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc nhung, lụa để giữ trên cổ. Quai nón cũng có màu hồng đào, hai bên quai nón có những quả thao được bện bằng tơ cũng màu hồng... vành cao 10–12 cm hoặc hơn. Lòng nón đính một cái vành hình phễu gọi là khùa hoặc khua (Nôm: 摳) để trong tâm lòng nón để ôm giữ chỏm đầu người đội, gia cố nón trên đầu người sử dụng. Ngoài ra, người ta thường kết vào vành nón đôi chùm chỉ thao sặc sỡ để làm duyên, nên thảng hoặc được gọi là nón Quai thao (Nôm: 𥶄乖絛).

Nón thường có hình chóp nhọn hay hơi tù, tuy nhiên vẫn có một số loại nón rộng bản & làm phẳng đỉnh. Lá nón được xếp trên một cái khung gồm các nan tre nhỏ uốn thành hình vòng cung, được ghim lại bằng sợi chỉ, hoặc các loại sợi tơ tằm,... giữ cho nón với khung bền chắc...

Cách làm


Nón làm bằng nhiều vật liệu khác nhau nhưng chủ yếu bằng lá , nan tre, khung chiếc nón được chuốt từng thanh tre mảnh, nhỏ và dẻo dai rồi uốn thành vòng tròn có đường kính to nhỏ khác nhau thành những cái vành nón.Có đến 16 cái vành, vành nón to nhất có đường kính rộng khoảng 40 cm, cái tiếp theo nhỏ dần và cái nhỏ nhất tròn bằng đồng xu. Tất cả được xếp tiếp nhau trên một cái khuôn hình chóp. Những chiếc lá nguyên liệu được lấy về từ rừng đem phơi khô cho trắng xử lý theo bí quyết, kinh nghiệm rồi được xếp từng cái chồng khít lên nhau cất giữ cẩn thận để tránh bị mốc. Khi được đem ra làm nón người phụ nữ, thợ thủ công lấy từng chiếc lá, làm cho phẳng rồi lấy kéo cắt chéo đầu trên lấy kim xâu chúng lại với nhau chừng 24-25 chiếc lá cho một lượt sau đó xếp đều trên khuôn nón. Lá nón mỏng và cũng chóng hư khi gặp mưa nhiều nên các thợ thủ công nghĩ ngay ra tận dụng bẹ tre, nứa khô để làm lớp giữa hai lớp lá nón làm cho nón vừa cứng lại vừa bền. Khâu đoạn tiếp, thợ thủ công lấy dây cột chặt lá nón đã trải đều trên khuôn với khung nón rồi họ mới bắt đầu khâu. Người thợ đặt lá lên sườn nón rồi dùng dây cước & kim khâu để chằm nón thành hình chóp. Nón sau khi thành hình được quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền và tính thẩm mĩ . Đây chính là lý do nón làm 3 lớp nên có người cho rằng nón làm ba tầng ( 3 lớp) = Ba tầm (tên nón). Để làm ra được một chiếc nón lá vừa đẹp, vừa nhẹ, vừa bền là cả một nghệ thuật và công phu của những nghệ nhân, đòi hỏi sự tỉ mỉ và công phu trong từng công đoạn của quy trình sản xuất.

Do có hình dáng tương đối giống nhau nên nhiều người hiểu nhầm 2 loại nón là một và có những bài ca có dùng nón Ba tầm cho Quan họ. Chứ các bài Quan họ không có bài nào có tên nón Ba tầm. Mà chỉ có nón Quai thao do nhạc sỹ sáng tác theo các làn điệu Quan họ.


Nón lá có nhiều biến thể từ phiên bản ban đầu sau khi xuất hiện lần đầu tiên hơn 3.000 năm trước. Nhiều loại nón phổ biến như nón Ba tầm hay nón Quai thao có hình dạng phẳng và tròn. Nón Quai thao là một phụ kiện quan trọng của phụ nữ nông thôn vào những dịp lễ hội hay chùa chiền. Ngày xưa, người ta phân loại nón theo mức độ của chủ sở hữu. Có một số loại nón dành riêng cho người cao tuổi; những người giàu có và quan lại. Mỗi loại có hình dạng riêng và kiểu cách đặc biệt; đôi khi nón lá cũng khác nhau theo từng vùng miền. Mặc dù không còn là vật dụng hàng ngày của người phụ nữ ngày nhưng nó vẫn rất phổ biến ở các hoạt động văn hóa Quan họ. Hình ảnh người con gái trong tà áo tứ thân, quấn khăn mỏ quạ và đội chiếc nón Quai thao là nét đặc trưng cho người con gái Kinh bắc ,Việt Nam.

Ba tầm (Nôm: 𥶄𠀧尋) là cách gọi một loại nón của người Việt Nam, nay chưa rõ thời điểm xuất hiện. Đây là vật dụng tránh nắng mưa rất phổ biến của đàn bà Bắc Kỳ hồi trung đại, được chứng thực bởi nhiều sử ký và họa phẩm. Ở hậu kỳ hiện đại, Ba tầm được sử dụng hiếm hơn và thường chỉ hiện diện trong các lễ hội.

Tên gọi Ba tầm dựa theo đặc trưng của thứ nón này, trong các tư liệu của người Pháp cuối thế kỷ XIX, Connaissance du Viet Nam (1954), ba tầm được chuyển ngữ là Le chapeau de trois tầm (3 fois 8 pouces: 1m20), trong đó, tầm là đơn vị đo chiều dài của người Á Đông, Một "Tầm" bằng tám "Thước" (hay Xích). Cứ theo sách Vũ trung tùy bút, nón Ba tầm vốn được cách tân từ nón ngoan xác đã thất truyền hồi cuối thế kỷ XVIII, là sự kết hợp kiểu dáng của các thứ nón dâu, ngoan xác và viên cơ. "Ba tầm là chỉ kích thước của chiếc nón chứ không phải là vì nón được lợp bằng ba lớp lá". Về cái tên nón Ba tầm, trong cuốn Technique du peuple Annamite (1909), phần chú thích bằng chữ Hán ghi là : "Nón phụ nữ, tục ngôn ba tầm". Chữ "Tầm" ở đây là chữ để chỉ kích cỡ đo lường như trong "tầm cỡ, tầm thước, tầm vóc ...".

Những chiếc nón Ba tầm lớn với đường kính 60, 70 cm còn được gọi là "nón Mười". Nón Ba tầm có lòng sâu, thành cao thường được các bà các cô sử dụng trong các dịp quan trọng. Chiếc nón có thành thấp hơn được dùng phổ biến khi lao động, chợ búa. Nhưng người xưa không phân loại nón theo chiếc quai đeo vì chiếc quai là bộ phận có thể tháo dời, không gắn chặt vào nón. Nón và quai nón được sản xuất và mua bán, trao đổi như hai mặt hàng riêng. Quai nón ban đầu làm bằng lạt tre, sau thay bằng vải, lụa...


Sở dĩ ngày nay có sự phân biệt về nón Ba tầm và các loại nón lá vành rộng khác là vì từ thập niên 1940, chiếc nón hình chóp, tức nón Trung Kỳ, nón Huế trở nên phổ biến khắp cả nước. Nón Ba tầm và các loại nón lá vành rộng khác đã gần như biến mất ở Bắc Bộ. Nghề làm nón truyền thống ở các làng đã bị đứt đoạn và thất truyền.

Những thế hệ sau đó chỉ còn nghe đến tên Nón Ba tầm, Nón thúng ... qua những câu dân ca hoặc những câu chuyện do người già kể lại . Một sự nhầm lẫn thường gặp là giữa nón ba tầm và nón thúng - một loại nón cũng phổ biến ở Bắc Bộ thời xưa. Nón thúng cũng có dáng tròn, rộng tương tự ba tầm, nhưng sâu lòng hơn và thành nón cong mềm mại hơn chứ không thẳng như Ba tầm. Sở dĩ có tên gọi nón thúng vì nón có hình dạng rất giống chiếc thúng.

Nhiều người chưa phân biệt rõ giữa nón Ba tầm và "nón quai thao". Thực ra, "nón quai thao" chỉ là một cách gọi, một khái niệm chung chung chứ không phải là một loại nón cụ thể. Người xưa phân biệt các loại nón chủ yếu theo - hình dạng của chúng: Nón Ba tầm, nón thúng, nón lòng chảo, nón bứa (trông giống một nửa quả bứa), nón chân tượng (chân voi)... Cùng một loại nón nhưng kích cỡ có thể lớn nhỏ khác nhau.

"Quai thao" là một loại quai nón bằng lụa rất đặc biệt do những người thợ ở làng Đơ Thao, Triều Khúc (Hà Nội) dệt nên. Chiếc quai thao được tết bện, nhuộm rất cầu kì trở thành một loại quai nón cao cấp. Thực tế, chiếc quai thao còn đắt hơn cả chiếc nón. Quai thao có thể kết hợp với nhiều loại nón khác nhau, trong đó rất phổ biến là quai thao kết hợp với nón ba tầm.


Trong dân ca Quan họ "nón quai thao" lại xuất hiện rất nhiều ? :

Từ thời nhà Lý đến nhà Nguyễn các vua chúa hàng năm đều về vùng Kinh bắc tuyển cung tần mỹ nữ, rất nhiều phụ nữ nổi tiếng các triều đại , họ Nguyễn Tôn làng Yên xá có 2 “Liền chị” là Quận Long Công Chúa Triều Thiên và Quế Hoa Công Chúa khi về Yên xá Kinh bắc ngoài những vật dụng khác , như đã nói, Quai thao là một loại trang sức đặc biệt. Bởi sự cầu kì của mình mà chiếc quai thao trở thành chi tiết nổi bật hơn cả ở chiếc nón, và thường được nhắc tới trước tiên "nón quai thao". Nên thường mang nón Quai thao về làm quà và ban thưởng cho họ hàng thân thích,và cũng vì những tính chất, hành động nêu trên mà "nón quai thao" trở thành một khái niệm để chỉ chung những chiếc nón quý, nón lễ hội, trở thành một hình tượng phổ biến trong văn học dân gian thường ẩn dụ cho vẻ đẹp của người con gái Quan họ Kinh bắc .


NÓN QUAI THAO VÀ BA TẦM