Cho thuê áo dài cưới, bưng quả, lễ tân, áo dài chụp ảnh, áo dài cho mẹ, vest nam, việt phục, áo bà ba, trang phục kỷ yếu số lượng lớn nhất TPHCM

Thời Lê dân thường mặc đồ nào?

 Trang phục dân gian thời Lê Sơ - Lê Trung Hưng
1) Y phục
Vào thời Lê Sơ - Lê Trung Hưng trang phục của dân gian có 2 loại phổ biến nhất là áo giao lĩnh vạt chéo và áo cổ tròn bốn vạt, trong đó áo giao lĩnh vạt chéo có thể coi là quốc phục

Trang phục nam

Trong sách Tập du ký mới và kỳ thú về vương quốc Đàng Ngoài (1681) Jean Baptiste Tavernier đã miêu tả người Đàng Ngoài ăn mặc như sau:" Họ ăn mặc trang trọng và đơn giản. Đó là một cái áo dài đến gót chân, gần giống áo dài của Nhật Bản, đàn ông và đàn bà ăn mặc giống nhau không phân biệt. Áo dài họ mặc được thắt ở khoảng giữa thân bằng một cái thắt lưng lụa, đeo đồ vàng, bạc đánh rất đẹp"

Trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn có ghi chép về sự kiện triều đình chúa Trịnh quy định y phục cho vùng Thuận Hóa (Mới chiếm được của chúa Nguyễn từ năm 1774) :" Mùa xuân năm Bính Dần, đặt trấn phủ Nha môn ở Thuận Hóa. Bắt đầu từ tháng 7, tuyên dụ rõ rằng: Y phục bản quốc (Y phục tiều Lê - Trịnh) có chế độ riêng, địa phương này trước đây cũng tuân theo quốc tục. Nay cung vâng Thượng đức, dẹp yên biên phương, trong ngoài thống nhất, chính trị và phong tục cũng nê như một. Các loại quần áo kiểu Khách (kiểu Trung Quốc) còn thấy phải đôi theo quy chế quốc tục (...) Đàn ông, đàn bà mặc áo trực lĩnh ngắn tay (tức áo giao lĩnh với chiều dài ống tay áo châm đến cổ tay), ống tay áo rộng hẹp cho được tùy tiện . Áo thì từ hai bên nách trở xuống đều nên may khép lại, không được để mở, không được chiết eo. Riêng đàn ông nếu muốn mặc áo cổ tròn hẹp tay để tiện làm việc cũng được. Lễ phục dùng áo trực lĩnh ống tay dài, hoặc may bằng vải Thanh Cát, hoặc vải thâm, hoặc vải trắng tùy nghi"


Trong Gia Định thành thông chí , Trịnh Hoài Đức cho biết trước năm 1744 khi chúa Nguyễn Phúc Khoát ra lệnh cải cách y phục thì người Việt tại Gia Định :" vẫn tuân theo tập tục cũ của Giao Chỉ, người dân xõa tóc đi chân đất, nam nữ đều dùng áo trực lĩnh ngắn tay, áo may khép lại hai bên nách, không có quần, đàn ông dùng một khổ vải quấn quanh eo, đến dưới mông thì bó lại thắt vào vùng rốn, gọi là cái khố, đàn bà có loại váy quây không gấp nếp, đội nón lớn"
Trong cuốn Lịch sử tự nhiên, dân sự và chính trị Đàng Ngoài Jerome Richard miêu tả người Việt Đàng Ngoài năm 1778:" Những người phụ nữ nói chung ăn mặc khá khiêm nhã. Họ mặc một chiếc váy dài và một hoặc nhiều áo cùng kiểu như của nam giới nhưng chúng ngắn hơn. Họ buộc quanh ngực một chiếc yếm là một mảnh vải hoặc lụa có hình trái tim, dùng để làm đẹp cho họ (...) những người giàu hoặc có phẩm tước mặc đồ lót cực rộng và dài, áo ngủ có tay hẹp và ngắn cùng kiểu với áo dài bên trong và bên ngoài của họ (...) quần áo của dân Đàng Ngoài đa dạng về màu sắc . Thông thường nhất là màu trắng. Có nghĩa là màu sắc tự nhiên của lụa hoặc vải. Màu đen phù hợp với những người được trọng vọng nhất"
Trong Thanh triều văn hiến thông khảo mô tả người Việt :"Đàn ông đàn bà đều xóa tóc đi đất. Quần áo hoặc bằng vải hoặc bằng lụa, phần lớn dùng sắc trắng. Đàn ông dùng vải thắt lưng, sau đó luồn xuống dưới mông trở ra phía trước thắt bọc lại. Đàn bà dùng vải lụa che ngực"

Tổng hợp các ghi chép có thể thấy đàn ông thời Lê Sơ- Lê Trung Hưng mặc dạng trang phục phổ biến nhất là áo giao lĩnh phía dưới đóng khố, kiểu mặc quần áo như thế này đã có từ đời Lý - Trần (Xem phần trang phục thường dân thời đó để biết thêm chi tiết)

Tục đóng khố vẫn duy trì tới tận thời này và nhìn chung mục đích cũng như thái độ với cái khố không có gì quá khác biệt, vẫn được dùng trong lao động và khi trời nóng, ngay trong tranh vẽ của Samuel Baron về cảnh vua Lê xuất cung và cảnh một đám tang thì các phu khênh kiệu, khênh quan tài vẫn đóng khố cởi trần



Vua Lê xuất cung (trên) và đám tang quý tộc thời Lê Trung Hưng (dưới)



Tranh vẽ binh lính thời Lê Trung Hưng đóng khố trưng bày tại bảo tàng mỹ thuật Việt Nam



Tranh vẽ một nam giới Đàng Ngoài(trên) va Đàng Trong (dưới) trong cuốn Boxer Codex (1590) - lưu ý chiếc mũ mà 2 người này đội không phải là mũ Bình Đính mà là mũ lục hợp làm từ sáu mảnh vải khâu lại với nhau cũng có thể coi là một dạng biến thể của mũ Bình Đính, người Đàng Trong đội mũ Lục hợp thấp hơn.

Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là tất cả đàn ông đều đóng khố phía dưới, qua tranh tượng thời này ta vẫn thấy được đàn ông mặc quần dài hoặc kết hợp mặc quần + thường
Ngoài ra một kiểu ăn mặc cũng rất quen thuộc mà mình đã nhắc tới trước đó là kiểu trang phục của Nho sĩ, trí thức mặc áo giao lĩnh đầu đội mũ the Bình Đính màu đen


Bức Giảng học đồ vẽ thời Lê Trung Hưng miêu tả một trường học (Trưng bày tại bảo tàng lịch sử Việt Nam)


Nam giới Việt Nam trong Hoàng Thanh chức cống đồ




Tranh vẽ truyền thần một số danh nhân thời Lê Trung Hưng, từ trên xuống dưới Tham Tụng Nguyễn Quý Đức (1648 - 1720) - Chúa Nguyễn Phúc Thuần (1653 - 1675) - Kiến trung hầu Trịnh Đình Kiên ( 1715 - 1786)


Một số chiếc áo giao lĩnh được tìm thấy tại ngôi mộ cổ thời Lê ở vườn đào Nhật Tân

Hình ảnh phục dựng một bộ áo trong phim tài liệu đi tìm trang phục Việt



Tranh vẽ Nho sĩ thời Lê Trung Hưng mặc áo giao lĩnh đội mũ Bình đính, nguồn lấy từ nhóm Đại Việt cổ phong
Dạng áo thứ 2 là áo cổ tròn 4 vạt - 2 vạt, tuy dạng áo này ít được mặc hơn trong dân gian nhưng nó vẫn tồn tại



Trong bức Giảng học đồ này cậu tiểu đồng đứng quạt bên trái mặc áo cổ tròn





Binh lính và phu kiệu trong 2 bức Văn quan vinh quy đồ (trên) và Võ quan vinh quy đồ (dưới) mặc áo cổ tròn