Cho thuê áo dài cưới, bưng quả, lễ tân, áo dài chụp ảnh, áo dài cho mẹ, vest nam, việt phục, áo bà ba, trang phục kỷ yếu số lượng lớn nhất TPHCM

ĐÔI ĐIỀU LẠM BÀN VỀ NHẬT BÌNH

Trước khi đi vào vấn đề chính, mình xin phép được thông qua một chút rằng bản thân vẫn là người chưa đủ kiến thức trong lĩnh vực trang phục hay văn hóa cổ phong Việt Nam, lại càng là người ít hiểu biết về y quan nhà Nguyễn. Nên nếu có gì sai sót mong anh em và mọi người góp ý, chỉ giáo. Đồng thời, nội dung viết cũng sẽ không đi chuyên sâu vào trích dẫn học thuật




Áo Nhật Bình đã được giản hóa hoa văn nhà Nguyễn (Chưa có từ “Cách tân nào trong bài đăng nên mình xin không đưa vào). Sau đó thì hàng loạt các comment nổ ra, ủng hộ có, chê bai cũng có và tranh cãi khá quyết liệt vì kiểu áo trên quá giống Phi Phong của Minh – Thanh. Sau khi tham khảo nhiều đàn anh và ngâm cứu một chút về “Nhật Bình”, mình viết bài này nêu lên ý kiến cá nhân về vấn đề trên, cụ thể như sau:

1. Nhật Bình và Phi Phong có khác nhau không?
Xin phép thưa là không khác nếu xét về cấu trúc may mặc. Nhiều bạn chắc sẽ phản đối mình về vấn đề này, nhưng để đưa ra nhận định trên mình có những lý giải sau:
ĐÔI ĐIỀU LẠM BÀN VỀ NHẬT BÌNH
- Về mặt nguồn gốc, Nhật Bình vốn dĩ là áo Phi Phong của Minh triều Trung Hoa được nhà Nguyễn phát triển lên. Cấu tạo cơ bản nó theo sát Phi Phong Minh và Thanh.

- Về mặt kết cấu may mặc, có thể khẳng định bắt đầu từ thời kì Bắc thuộc, các dạng thức may mặc của ta đều có sự học hỏi nhất định văn hóa phương Bắc. Các dạng áo như giao lĩnh, viên lĩnh, vân vân và mây mây khác trong đó có Nhật Bình đều dựa trên kết cấu may mặc từ phương Bắc để phát triển. Nhiều bạn nghĩ rằng chỉ thay đổi vị trí nút, viền cổ… thì nó thành Việt phục cách tân? Thực sự tư duy như vậy chưa chuẩn. Chỉ nói riêng Phi Phong của Minh – Thanh, cũng chưa có quy chế ràng buộc chặt chẽ về độ dài áo, số lượng và vị trí nút… 

2. Vậy Nhật Bình khác Phi Phong như thế nào?
Đọc nhiều comment của các bạn, người nói là khác ở viền cổ, người nói khác ở tay ngũ sắc, người nói ở hoa văn trang trí…. Theo mình, các bạn ấy đều đúng, nhưng không đủ. Vì như mình đã trình bày ở trên, Phi Phong của Minh không có quy định rõ về tiêu chuẩn may, mặc cơ bản dạng thức áo, nên nếu họ thích họ vẫn có thể pha tay ngũ sắc (Vốn là phong cách của Thanh), Loan phượng ổ, viền cổ áo… miễn là không sai khác về kết cấu cơ bản, thì người Trung Quốc vẫn gọi đó là Phi Phong (Bạn nào tra các hiện vật áo tuồng kịch của Trung Quốc thời Thanh sẽ thấy họ chế áo Phi Phong tương tự Nhật Bình của Nguyễn đấy).
Vậy Nhật Bình khác Phi Phong như thế nào?
Vậy cái gì là cái bản chất để phân biệt Nhật Bình với Phi Phong? Xin thưa đó là “Quy chế” hay nói hoa hòe hơn là “Điển chế” được nhà Nguyễn quy định. Tức là các vấn đề về hoa văn cổ áo, thêu ổ, màu sắc, người sử dụng, lễ tiết sử dụng đều được nhà Nguyễn quy định rất rõ trong Điển chế. Cái này Phi Phong của Minh – Thanh chắc chắn không có ghi nhận. Chính những quy định về chế độ mũ áo này nó đã tạo ra các đặc điểm đặc trưng về cả bên ngoài (hoa văn, thêu, màu sắc) và nội hàm, ý nghĩa bên trong của Nhật Bình (tác dụng của áo, giá trị của áo) và làm nên sự khác biệt, bản sắc cho Nhật Bình của Nguyễn triều.

3. Nhật Bình có “CÁCH TÂN” được không?
Xin phép trả lời thẳng là “KHÔNG”. Không thể có khái niệm "NHẬT BÌNH CÁCH TÂN" như hiện nay đang lạm dụng. Như đã giải thích ở trên, Nhật Bình vốn bản chất nó là loại áo lễ tiết, được hậu cung và mệnh phụ nhà Nguyễn sử dụng trong các dịp lễ lạt theo quy định rất chặt chẽ. Các quy định này nó gò bó cả yếu tố màu sắc, trang trí bên ngoài và nội hàm bên trong. Nó ràng buộc vị thế của người sử dụng theo thứ bậc rất khắt khe thời phong kiến. Những điều này đã được ghi rõ trong điển chế của nhà Nguyễn và chỉ có thỏa được như vậy nó mới được chép và quy định là “NHẬT BÌNH”. Nếu muốn được gọi là “NHẬT BÌNH CÁCH TÂN” chỉ trừ trường hợp nhà Nguyễn còn tồn tại (Như Hoàng gia Nhật) và thay đổi quy chế đã định từ thời trước thì việc cách tân để đổi mới quy chế cũ mới diễn ra. Tất cả những sự thay đổi về kết cấu, đồ hình, màu sắc, mục đích sử dụng khác với quy định sẽ tự động loại bỏ nó ra khỏi khái niệm “Nhật Bình”.

Điều này nói đơn giản “Y phục xứng kì đức” - “Y quan thuận chế độ”, chế độ nào điển lệ y quan ấy thì “nó” mới là “nó”. Còn thay đổi điển chế cái áo lễ chế theo bất kì hướng nào rồi nói nó là “Cách tân” đều giống như việc bạn mặc bộ đồ sô gai để làm đám cưới rồi nói đó là đồ cưới cách tân vậy.

Nhìn lại hệ thống cổ phong chuyên nghiệp của các nước đồng văn Đông Á, mọi người sẽ nhận thấy, họ cách tân và phát triển dựa trên hệ dạng cấu trúc áo quần hoặc tập trung vào tiện phục, đồ thường. Việc cách tân các trang phục lễ nghi theo quy chế rất ít và ngày càng được loại bỏ, dần đi đến sự đúng và chân thật nhất trên mảng này. Đây là xu hướng chung mà ta cần theo.

Xét một mặt khác, việc thay đổi bản sắc văn hóa trên Nhật Bình để cách tân làm chúng ta mất đi cái đặc sắc của cha ông đã sáng tạo nên. Một phần trong tuyên truyền dễ gây lúng túng và hiểu lầm cho cộng đồng thế giới. Ví dụ như: “Dân Việt Nam mặc đồ cổ, áo ngắn như Đường y của Hàn vậy (Nhật Bình cắt vạt)?”, “Sao cái áo ấy giống Phi Phong vậy (Nhật Bình giản lược hoa văn)?”… Việc này không phải là định hình văn hóa mà là làm lệch đi bản chất văn hóa của trang phục cổ.
Nhật Bình có “CÁCH TÂN” được không?