Cho thuê áo dài cưới, bưng quả, lễ tân, áo dài chụp ảnh, áo dài cho mẹ, vest nam, việt phục, áo bà ba, trang phục kỷ yếu số lượng lớn nhất TPHCM

Trang phục vua chúa thời Trần

 Trang phục thời Trần


A) Trang phục hoàng đế
Nhà Trần tiếp nối nhà Lý một cách hòa bình nên các di sản và giá trị thời Lý vẫn được học theo cũng như vẫn có sự học hỏi từ nhà Tống bên Trung Quốc
1) Lễ phục

Lễ phục thời Trần của hoàng đế vẫn là Cổn Miện. Quy chế về căn bản vẫn như thời Lý. Lê Tắc trong "An Nam chí lược" cho biết vua Trần có 4 loại mũ là : Mũ Miện, Mũ Thông Thiên, mũ Phù dung và mũ phốc đầu

Đã có mũ Miện thì chắc chắn đi với nó là áo Cổn
Vậy phần lễ phục chỉ xin nói tới đây thôi



2) Triều phục 

Theo ghi nhận của Lê Tắc trong "An Nam chí lược" thì vua Trần có bộ triều phục Quyển Vân, đội mũ Quyển Vân (Quyển Vân quan - 卷雲冠)
Tên gọi thực tế của mũ Quyển Vân là mũ Thông thiên ( Thông thiên quan - 通天冠) nhưng do dáng mũ uốn cong như mây cuốn nên tục gọi là Quyển vân

Ngô Tự Mục thời Tống cho biết : " Mũ Thông thiên của vua Tống đều dùng hạt Bắc châu uốn kết lại, còn gọi là mũ Quyển Vân"
Mạnh Nguyên Lão thời Tống cũng mô tả: " Hoàng đế đội mũ Thông Thiên, còn gọi là mũ Quyển Vân, mặc áo bào đỏ, cầm ngọc khuê"


Minh họa Mũ Quyển Vân trong "Tam tài đồ hội"


Tranh vẽ Tống Tuyên Tổ Triệu Hoàng Ân đội mũ Quyển Vân

Theo quy chế nhà Tống bộ triều phục Quyển Vân này vua mặc trong các dịp : cày ruộng Tịch Điền, ngày triều hội mùng 1 và Tết Nguyên Đán, khi tế tự, trai giới
Kết cấu của bộ triều phục này gồm mũ Quyển Vân kết hợp với Giáng sa bào màu đỏ may bằng the đỏ, phương tâm khúc lĩnh bằng lụa trắng, đại đới, tế tất và thường đỏ


Hiện vật mũ Quyển Vân nhà Minh


Tranh vẽ Triều Tiên Cao Tông mặc triều phục Quyển Vân

Tống Cao Tông mặc triều phục Quyển vân trong phim Tinh trung Nhạc Phi 2013

Đáng tiếc miêu tả cụ thể Triều phục của vua Trần không có nên chỉ có thể ghi thông tin như trên để tham khảo thôi
3) Thường phục của vua Trần

Như mình đã dẫn ở trên theo Lê Tắc trong "An Nam chí lược" cho biết vua Trần mặc thường phục mũ Phù dung vào các buổi thường triều 
Mũ Phù Dung ( Phù Dung Quan - 芙蓉冠 ) là một loại mũ ảnh hưởng bởi tư tưởng của Đạo giáo, như chúng ta biết vào đời Trần triều đình theo hướng tam giáo đồng nguyên chứ không độc tôn Nho giáo, bên cạnh Phật giáo thì Đạo giáo cũng được yêu thích.

Mũ Phù Dung là loại mũ có dáng như đóa hoa mẫu đơn (Phù Dung) hoặc hoa sen 




Minh họa mũ Phù Dung trong "Tam tài đồ hội "


Hiện vật mũ Phù Dung đời Minh tại bảo tàng Nam Kinh

Các vua quan nhà Trần rất nhiều lần mặc trang phục ảnh hưởng từ Đạo giáo 
Ví dụ trong "Đại Việt sử ký toàn thư" từng ghi nhận việc vua Trần Nhân Tông mặc quần áo của đạo sĩ tiếp sứ nhà Nguyên Trần Cương Trung, mà Trần Cương Trung phải ken rằng "Thanh thoát tựa như thần tiên, đến khi về nước vẫn cứ nói mãi về phong thái của vua", hoặc Trần Nhật Duật mặc áo xưởng hạc, đội mũ đạo sĩ làm phép trấn cho Trần Minh Tông khỏi ốm...


Minh họa Thái Thượng Lão Quân đội mũ Phù Dung


Vua Trần Anh Tông trong tranh vẽ Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ mọi người có thể thấy Anh Tông đang đội mũ Phù Dung

Ngoài ra dựa theo Ghi chép của Lê Tắc trong "An Nam chí lược" : "Thường phục coi màu trắng là cao quý, người trong nước mặc màu trắng bị coi là tiếm chế, riêng phụ nữ không cấm"

Cộng với hình ảnh thực tế từ bộ tranh "Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ" trên thì có thể kết luận thường phục của vua Trần là đầu đội mũ Phù Dung mặc áo bào như kiểu nhà Tống tức là dạng áo bào trơn hoặc có hoa văn chìm, cổ tròn, có 2 vạt áo, màu trắng 

Đây là sự kết hợp rất riêng biệt thể hiện nét đặc sắc của nhà Trần vì vua Tống không bao giờ mặc áo bào trắng với mũ Phù Dung cả


Minh họa chân dung Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận mặc áo bào trắng cổ tròn 2 vạt giống vua Trần trừ việc đội mũ thì khác

(Bức Trúc lâm đại sĩ xuất sơn đồ mà mình đưa ra là bức tranh vẽ lại cảnh Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông lúc này đã đi tu xuống núi và được vua con là Trần Anh Tông đón, đây là tư liệu cực quý của nước ta rất đáng để mọi người tìm hiểu và có thể cũng là bức cổ họa hiếm hoi của nước ta còn tới nay
Cụ thể hơn thì đây là link wiki
http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%B...C4%91%E1%BB%93)



4) Tiện phục 


Về tiện phục của vua Trần sứ thần Nhà Nguyên Trần Cương Trung cho biết vua "búi tóc của vua bọc lại bằng lụa trắng, trông xa như luân cân của đạo sĩ"

Lê Tắc trong "An Nam chí lược" cho biết thêm: " Vua ngày thường đội mũ Đường cân" 
Đường cân (唐巾) chính là cách gọi khác của mũ Phốc Đầu nhưng không phải dạng Phốc đầu cứng dáng vuông mà là dạng phốc đầu mềm với 2 cánh chuồn buông thõng xuống giống chữ Bát 八 (Cái này mình đã nói rõ trong phần thường phục của quan lại nhà Lý xin đọc lại để rõ) 
Dạng phốc đầu mềm (thực chất là khăn vấn đầu) với 2 dải buông xuống hình chữ Bát này cực kỳ phổ biến vào đời Đường nên có tục gọi là Đường cân (Khăn thời Đường) tuy vậy nó còn được dùng tới tận giữa thời Tống và biến thể của nó thì còn tới tận thời Minh 


Đường Cân trong "Tam tài đồ hội"


Đường Cân trong họa phẩm nổi tiếng thời Ngũ Đại Thập Quốc " Hàn Hi Tái dạ yến đồ" của họa sĩ Cố Hoành Trung


Đường Cân trong bức họa " Thính cầm đồ" của hoàng đế Tống Huy Tông


Theo quy chế thời Đường thì chỉ có vua mới được đội Đường Cân (Phốc đầu mềm) có cánh cứng, người khác phải đội mũ mềm tuy nhiên rất lạ là trong họa phẩm còn sót lại của thời Đường thì hầu hết các quan lại lẫn người thường đều dùng cả đường Cân dạng khăn vấn lẫn dạng cứng, có lẽ quy định đó không có hiệu lực mấy hoặc sau bị phế bỏ

Quay lại với vua Trần thì hẳn Đường cân của vua Trần cũng vẫn là loại cánh cứng như thời Đường - Tống 

Ngoài ra "Đại Việt sử ký toàn thư" còn viết rằng khi đi dự tiệc tiếp sứ vua Trần Minh Tông : "mặc giao lĩnh màu vàng bằng là, đội mũ, thắt dây thao"

Sứ Nguyên khi ra về có làm bài thơ tiễn biệt trong đó có câu tả vua Minh Tông dịch ra là :" ung dung trong bộ áo mũ với dải ngọc bội cổ và dải thân"
Thân ở đây là đại đới tức là thắt lưng lụa 
Tổng kết lại tiện phục của vua Trần sẽ là đầu đội Đường Cân, áo mặc giao lĩnh dài 2 vạt, hông thắt dây thao và đại đới (đai lưng bằng lụa), dưới vẫn quấn thường 

Dây thao là dây phụ kiện được tết bằng tơ loại tốt đeo cùng với đai lưng để làm đẹp, đại loại trông nó sẽ như dưới đây 


Phục dựng lại tiện phục của vua Trần trong sách "Ngàn Năm áo mũ" áo Giao lĩnh vàng + Đường cân, thao và đại đới