Cho thuê áo dài cưới, bưng quả, lễ tân, áo dài chụp ảnh, áo dài cho mẹ, vest nam, việt phục, áo bà ba, trang phục kỷ yếu số lượng lớn nhất TPHCM

Image Slider

Áo viên lĩnh là gì?


Viên lĩnh hay đoàn lĩnh là dạng áo cổ tròn, vẫn dùng dải gút để buộc như giao lĩnh. Chưa rõ dạng áo này xuất hiện từ bao giờ, nhưng nó trở nên thịnh hành vào thời Đường.

Tại Việt Nam, viên lĩnh thường được dùng làm bào phục, mặc ngoài áo giao lĩnh lót trong. Áo bào thiết triều của vua quan Việt từ triều Lý đến Nguyễn hầu hết đều là viên lĩnh. Áo quái khoác bởi nhạc công, vũ công cũng thế. Vào triều Nguyễn, một số áo viên lĩnh khoác ngoài được thay bằng thụ lĩnh (áo cổ đứng), song kết cấu vẫn không thay đổi nhiều.
Sau đây một số mẫu áo viên lĩnh do bên mình thực hiện:
Áo viên lĩnh là gì?Áo viên lĩnh là gì?
Áo viên lĩnh là gì?
Áo viên lĩnh là gì?

Áo viên lĩnh là gì?




VIỆT PHỤC CÓ THẬT SỰ Nghèo nàn?

VIỆT PHỤC CÓ THẬT SỰ NGHÈO NÀN?
VIỆT PHỤC CÓ THẬT SỰ NGHÈO NÀN?


-Vài ngày trước mình có đọc được một bài viết nói về bình luận của người Trung quốc khi xem một video được đăng trên bilibili (giống như Youtube nhưng là của trung quốc) về một lễ hội hán phục ở Việt Nam. Có rất nhiều người Trung vào cmt rằng: "Việt nam không có văn hoá riêng hay sao mà lúc nào cũng mặc hán phục thế, đây là ăn cắt văn hoá à?" hay nhưng lời khó nghe như: "Việt nam sắp trở thành trung quốc thứ hai rồi". Tạm gác lại chuyện người Trung quốc nói gì, mình viết bài này là chỉ muốn bàn luận về văn hoá cũng như trang phục cổ riêng của việt Nam thôi.

-Cho đến thời điểm hiện tại, có rất nhiều người Việt còn mơ hồ về chính trang phục của Việt Nam. 
Có người khi nhìn mấy tranh ảnh dựng lại trang phục thời Lý, Trần, Lê thì nói rằng :giống Trung quốc, giống Hàn quốc, giống Nhật Bản chứ làm gì có nét Việt Nam gì ở đây. Biết rằng nếu là góc nhìn của một người không tìm hiểu kĩ về Việt phục thì tất nhiên sẽ cho rằng nó giống với trang phục nước khác, cái này không thể tránh được, huống chi Việt Nam cũng là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng bởi văn hoá Đông á. Nhưng một khi dành thời gian để tìm hiểu thì bạn sẽ nhận ra Việt phục có rất nhiều nét riêng mà những nước kia không có, từ chi tiết trang phục cho đến đầu tóc. Nhưng thật buồn khi chính nhiều người Việt còn không nhận ra được những điểm khác biệt giữa trang phục của nước mình và trang phục của nước khác. Phong tục văn hoá gần 4000 năm cha ông để lại không biết các bạn ấy đang cất nó ở đâu vậy?
-Lại còn có nhiều người nói rằng: "Tao thích Hán phục hơn, vì nó rẻ. Còn Việt phục vừa đắt vừa không đẹp, tao không đu được". Mình nghĩ chính vì người Việt cứ luôn tự dìm người việt xuống như vậy nên cái khái niệm "nghèo nàn" vẫn luôn in sâu trong tiềm thức của rất nhiều người khi nói đến cổ phục Việt Nam
-Còn có những tranh cãi về chủ đề 'Việt phục xấu, không đẹp bằng Hán phục'. Theo những gì mình đã tìm hiểu và chọn lọc, mình hoàn toàn chắc chắn Việt Phục không hề thiếu thẩm mỹ, còn rất phong phú. Chỉ là hiện tại có rất ít người dám khai thác về vấn đề này, một phần cũng là do cái tính 'nghiêm khắc' của cộng đồng mạng. Các bạn có thể để ý lại những bộ trang phục trong phim cổ trang kiếm hiệp từ thời xưa cực xưa của trung quốc hoặc những tài liệu xưa cũ về hán phục, mình chắc chắn nó không được đẹp như mấy bộ các bạn hay xem trên Tiktok đâu, có khi chỉ là đang biến tấu đi để phù hợp với mắt thẩm mỹ bây giờ? Cái gì cũng cần phải có quá trình, không phải ngày một ngày hai mà Trung quốc lại có những bộ cổ phục đẹp lung linh như những mẫu hán phục bây giờ, thậm chí có những bộ hán phục được may bằng vải in galaxy?? Nhưng nhiều người vẫn tiếp nhận nó.
Ý mình ở đây không phải đánh đồng tất cả các bộ Hán phục bây giờ đều là biến tấu, chỉ là hán phục đã qua một giai đoạn dài phát triển và đi đôi với nó là những chuyển biến về mặt thẩm mỹ sao cho nó có thể tiếp cận nhanh nhất với giới trẻ. Và mình rất mong một ngày nào đó Việt phục cũng sẽ được như vậy, phát triển nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng, không bị lệch lạc.
- Dạo gần đây cũng đã xuất hiện những cá nhân và vài nhóm bạn trẻ có niềm đam mê về văn hoá nước nhà, hiện tại họ vẫn đang trên con đường đi tìm tòi và truyền bá nét văn hoá của dân tộc để có thể tiếp cận tới nhiều người Việt hơn. Cá nhân mình rất thích và ủng hộ những gì liên quan đến văn hoá Việt Nam, có thể đó là phim hay sản phẩm âm nhạc. Mình chưa nói đến người tạo ra những sản phẩm ấy là ai, mình chỉ biết rằng họ dám khai thác về vấn đề đó, có thêm một sản phẩm quảng bá văn hoá là có thêm cơ hội để mang cái văn hoá lịch sử đó tiếp cận với nhiều cá nhân hơn. Và điều đặc biệt đây còn là nét đẹp riêng của dân tộc, là thứ mà mỗi người Việt chúng ta cần trân trọng và tự hào.


Những dòng trên là góc nhìn của mình về việc tiếp nhận văn hoá cũng như trang phục dân tộc của người Việt hiện nay. 
Tác giả :Lê Thảo

Lợi ích không ngờ của áo dài









Áo Dài Raglan là gì?

Áo dài Raglan còn gọi là áo dài ráp-lăng, do nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn sáng tạo ra vào cùng thời kỳ này. Nhà may Dung Đakao lại một lần nữa mang ảnh hưởng của cấu trúc Tây Phương và làm nên chiếc áo dài Raglan này, mà cho đến nay, ngành dệt may Việt Nam vẫn chưa có thuật ngữ nào để thay thế.

Điểm khác biệt lớn nhất của áo dài Raglan là áo ôm khít cơ thể hơn, cách nối tay từ cổ chéo xuống một góc 45 độ giúp người mặc thoải mái linh hoạt hơn. Hai tà nối với nhau bằng hàng nút bấm bên hông. Cái cổ áo này nó to và dầy. Ở phần eo nó có 1 sợi dây thun mỏng kéo vòng eo.
Đây chính là kiểu áo dài góp phần định hình phong cách cho áo dài Việt Nam sau này.
Áo Dài Raglan

Áo Dài Trần Lệ Xuân là gì?

Kiểu áo dài này được gọi là áo dài bà Nhu, thiết kế và cải tiến vào thập niên 60, khi đạo diễn Thái Thúc Nha theo lệnh của bà đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân lăng-xê thêm một mốt áo dài nữa. Khi này, ông nhận được chỉ thị làm một buổi diễn thời trang ở đường Đồng Khởi. Người mặc đầu tiên này nữ tài tử Kiều Trinh. Phần cổ của áo được khai phóng, gọi là áo cổ thuyền. Kiểu cổ áo này lấy ý tưởng từ áo tầm vông của người Khơmer chưa lập gia đình. Dáng dấp áo dài khoe được phần cổ áo của phụ nữ. Phần eo được chít thon gọn.

Kiểu áo này được bà Trần Lệ Xuân đưa đi quảng bá khắp nơi với người nước ngoài, đi tiệc, đi chơi… Lúc đầu, thiết kế này bị phản đối vì đi ngược lại thuần phong mĩ tục, nhưng sau này lại rất được ưa chuộng vì sự đơn giản, tinh tế và thoải mái.

Áo Dài Lê Phổ là gì?

Áo dài Lê Phổ xuất hiện từ những năm 1950. Đây cũng là một sự kết hợp mới từ áo tứ thân, biến thể của áo dài Lemur của họa sĩ Lê Phổ nên được gọi là áo dài Lê Phổ. Vạt áo được may dài, tay không phồng, cổ kín, nút bên phải áo, may ôm sát cơ thể. Yếu tố cải cách ở áo dài Lê Phổ là phần tay áo, kỹ thuật dệt may cho ra đời vải có khổ rộng. Tỷ lệ cách tân dừng lại 20%.

Kiểu áo dài Việt Nam xưa này mặc với quần ống loe màu trắng, được phụ nữ Việt rất ưa thích suốt thời gian dài. Mẫu này được coi là “vật tổ” của các áo dài sau này.

Áo Dài Lemur là gì?

Áo dài Lemur được khởi xướng bởi họa sĩ Nguyễn Cát Tường vào những năm 1934. Áo dài Lemur là tên được đặt theo tên tiếng Pháp của ông. Cát Tường được cho là nhà cách tân táo bạo nhất. Ông đưa yếu tố phương Tây vào áo dài khoảng 30%. Áo chỉ có hai vạt trước và sau, đồng thời mang một số yếu tố như: không cổ, tay ngắn, không tay, vai bồng, vai xẹp, cổ tay xòe, có khuy, vạt áo ngắn,...

Nhưng có lẽ, cuộc lăng-xê cách tân đó đã vượt quá tỷ lệ 30% của cái phương Tây để phụng sự cho 70% cốt cách Đông phương người đàn bà nên kiểu áo dài này đã sớm đi vào lãng quên. Sau này, ta chỉ còn thấy sót lại những chiếc áo dài qua họa phẩm của họa sĩ Lê Phổ còn trường tồn với thời gian mà làm nên hình mẫu kinh điển của Áo dài Việt Nam.