Cho thuê áo dài cưới, bưng quả, lễ tân, áo dài chụp ảnh, áo dài cho mẹ, vest nam, việt phục, áo bà ba, trang phục kỷ yếu số lượng lớn nhất TPHCM

Image Slider

Cách lựa chọn vest chú rể tinh tế cho phái mạnh

Ngày cưới là ngày trọng đại nhất trong cuộc đời của cô dâu và chú rể, ngày mà cả hai đều muốn mình trở nên lộng lẫy và nổi bật nhất, bởi vậy mọi thứ mà cô dâu, chú rể mặc, đeo trên người đều phải được trau chuốt, lựa chọn thật tỉ mỉ và cẩn thận. Cô dâu thì quá dễ để trở nên nổi bật khi khoác lên mình bộ váy cưới kiêu sa, còn chú rể thì lại khác, từ việc chọn áo vest, áo sơ mi, cà vạt đến chọn phụ kiện như đồng hồ, giày dép… đều khiến các chàng băn khoăn rất nhiều.
Và để giúp chú rể khỏi băn khoăn nhiều, cùng ÁO DÀI CÔ SÁU hôm nay vén màn bí mật về một bộ vest chú rể đẹp để các anh trở nên tinh tế và lịch thiệp nhưng không kém phần sang trọng trong ngày trọng đại nhé


Sánh bước trong khung cảnh lãng mạn nhưng một chàng hoàng tử tuấn tú đi bên cạnh cô dâu xinh đẹp bước tới thiên đường tình yêu bằng cách lựa chọn cho mình những bộ vest chú rể thật đẹp và thật thời trang ngay hôm nay thôi nào

Diện áo vest chú rể theo phong cách hàn quốc

Đã không quá xa lạ với những bộ vest chú rể theo phong cách hàn quốc rồi đúng không nào. Trẻ trung nhưng vẫn rất tinh tế và nhẹ nhàng là điểm nổi bật của bộ vest chú rể này . Áo vest cưới màu đen theo phong cách Hàn Quốc được nhiều chú rể lựa chọn, hai ve áo nhỏ hơn cùng phom áo vừa vặn rất hợp với vóc dáng của chú rể Việt. Áo sơ minh trắng lịch lãm thay thế những chiếc caravat quen thuộc bằng nơ cổ cùng màu vest. Tạo nên một sự trang nhã đến xiêu lòng

Vest cưới kết hợp với áo sơ mi nổi bật

Đây chính là kiểu vest chú rể kết hợp độc đáo đem đến một ấn tượng mạnh cho những quan khách đến với buổi tiệc cưới của bạn. Tuy có thể hơi phá cách nhưng đây lại là điều mà nhiều chú rể hiện đại lựa chọn, như muốn khẳng định chất tôi bên trong của chú rể vậy. Một chiếc áo sơ mi sáng và đậm màu kết hợp với áo vest đen thì còn gì bằng. Đúng chất bắt kịp xu thế thời trang dù trong tiệc cưới của mình luôn đó nhé

Lựa chọn áo vest màu cho chú rể

Đây là một sự lựa chọn cho các chú rể có gu thời trang tinh tế, những bộ vest màu như xanh cơ bản, hay vàng đồng… sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời cho ngày trọng đại của đời mình. Bỏ sau lung những màu sắc thông thường, phá cách trong màu sắc cũng làm bạn nổi bật bên cô dâu của mình một cách xuất sắc nhất

ÁO DÀI CÔ SÁU từ lâu đã là một địa chỉ vô cùng uy tín và chất lượng đối với hàng trăm hàng nghìn cặp cô dâu chú rể. Đem đến những mẫu vest chú rể thời thượng, bắt kịp xu hướng cũng như sự phục vụ tận tình và chu đáo. ÁO DÀI CÔ SÁU thật sự là người bạn tuyệt vời cho các chú rể trong thời khắc quan trọng của đời mình Hãy để ÁO DÀI CÔ SÁU giúp bạn tỏa sáng theo các riêng của bạn nhé.

NHỮNG SAI LẦM CỦA ĐÀN ÔNG VỀ QUẦN ÂU

Quần âu (hay có nơi gọi là quần tây) là một loại trang phục quen thuộc hiện nay, là món đồ thời trang luôn thịnh hành đối với cánh mày râu... Quần âu là loại trang phục cơ bản, mỗi người đàn ông đều sở hữu ít nhất một chiếc trong tủ quần áo, và có thể diện chúng ở mọi dịp.

Nhưng có những thói quen khiến cho chiếc quần tây của người quý ông đôi khi gặp những rắc rối nghiêm trọng.

Sau đây là những lỗi ngớ ngẩn cần tránh khi chọn và kết hợp với quần tây.

Mặc Quần Tây Với Vớ Trắng

Vớ trắng được bán khá nhiều trên thị trường vì đây là loại vớ phổ biến nhất được dùng với giày thể thao. Tuy nhiên bạn không nên chọn vớ màu trắng khi phối hợp với quần tây công sở.
Đa phần quần tây công sở nam cộng với giày tây đều có màu tối, tông trầm. Vớ trắng quá lệch tông và khiến phái mạnh trông khá kỳ, không bộc lộ được phong độ và đẳng cấp của trang phục đi làm.
  
Quần Tây Kết Hợp Với Sandals
Đã qua rồi cái thời quần tây kết hợp sandals thời học sinh. Giờ đây khi đi làm để trông chững chạc, lịch sự hơn chứ chưa xét về yếu tố thời trang, đàn ông nên đi giày tây và phụ nữ nên đi giày cao gót với quần tây công sở.
Sandals kết hợp quần tây công sở khiến bạn trông khá trẻ con, lại không được chỉnh chu, đỉnh đạc trong môi trường làm việc.


Mặc Quần Tây Công Sở Không Vừa Size Cơ Thể
Có những dáng quần tây công sở ống rộng và quần tây ôm khá thời trang. Nhưng điều đó hoàn toàn khác với việc bạn mặc quần tây công sở quá rộng hay quá chật không vừa size cơ thể.
Trông bạn sẽ rất kỳ quặc với việc mặc một chiếc quần thênh thang, lếch thếch như đang bơi trong đó. Ngoài ra mặc quần tây công sở quá chật sẽ khiến chân bạn như bó chả, đứng ngồi không thoải mái.


Giày Thể Thao Với Quần Tây Công Sở
Có những trào lưu thời trang trên thế giới kết hợp quần tây và giày thể thao. Nhưng những người đó làm trong ngành thời trang. Loại giày họ chọn là giày thể thao đi bộ kiểu dáng đơn giản cộng với dáng quần thích hợp.
Tuyệt đối với những quần tây công sở âu phục không nên kết hợp với những giày thể thao chạy bộ hay tập thể thao dáng to khác.

Xắn Gấu Quần Tây Công Sở
Không như những chiếc quần kaki hay jeans thời trang trẻ trung, ống và gấu quần ôm. Quần tây có ống và gấu quần rộng, suông nên việc săn gấu quần sẽ khiến bạn trông rất buồn cười.
Quần tây công sở muốn đẹp cần may với độ dài chuẩn vì thế việc săn gấu quần là không cần thiết. Bạn không nên mặc quần tây quá dài.


Quần Tây Công Sở Quá Ngắn
Phụ nữ mặc quần tây công sở có nhiều dáng khác nhau nên có thể có độ dài đa dạng. Tuy nhiên đàn ông thì cần có một độ dài thích hợp cho quần tây hơn, không dài cũng không quá ngắn lửng lơ trên mắt cá.
Mặc quần tây quá ngắn khiến bạn trai khá giống với diễn viên hài, kéo cao cạp quần mà gấu quần trên mắc cá. Một hình tượng khá buồn cười không nên có nếu bạn muốn sự trang trọng, đỉnh đạc nơi công sở.


Mặc Quần Nhăn Không Ủi
Phong cách mặc quần tây công sở nhăn nhúm không ủi khiến bạn trông rất lôi thôi, lếch thếch nơi công sở, không phù hợp với môi trường cần sự lịch sự.
Quần nhăn không ủi trông sẽ rất kỳ quặc, mất form dáng thật sự của chiếc quần tây công sở cao cấp. Hoặc nếu bạn mặc chiếc quần tây công sở giá rẻ lại cần phải được ủi thẳng tấp để che giấu khuyết điểm loại vải.

9 típ mặc vest đúng chuẩn đàn ông việt

Mặc vest tưởng đơn giản nhưng vẫn có nhiều điều cần lưu ý để trở thành một quý ông lịch lãm thực sự. Đôi khi các quý ông mặc dễ dàng bỏ qua một số chi tiết nhỏ nhưng quan trọng dẫn đến vẻ ngoài tưởng chừng hoàn hảo lại bỗng “kém sang”. Dưới đây là một số bí quyết quan trọng để các quý ông tham khảo để luôn mặc vest một cách hoàn hảo nhất, vừa lịch lãm sang trọng nhưng vẫn đầy hiện đại.

1/ Lựa chọn ve áo phù hợp

Nếu bạn là một quý ông trẻ trung thì nên lựa chọn sản phẩm có ve áo mỏng để trông hiện đại. Kiểu ve áo dày tạo cảm giác đứng tuổi, nghiêm túc thường sẽ phù hợp trong những dịp quan trọng.


2/ Tận dụng phụ kiện

Bạn nên cài thêm một chiếc khăn thật ngay ngắn, theo hình tam giác vào túi áo vuông trên áo vest để tăng thêm vẻ thanh lịch pha một chút cổ điển.

3/ Sự quan trọng của miếng đệm vai

Một phần quan trọng cần lưu ý để chọn được bộ vest đẹp là miếng đệm mút cầu vai nằm vừa vặn trên vai. Một khoảng cách giữa cổ và ve áo với cổ áo sơ mi của bạn có thể biểu hiện một áo bộ áo vest không vừa, chuẩn

4/ lựa chọn màu sắc

Khi nhắc đến màu sắc kinh điển của veston, mọi người thường nghĩ đến màu đen với sắc thái quyền lực và mạnh mẽ. Tuy nhiên, một số trường hợp màu sắc này sẽ tạo cảm giác nặng nề. Lựa chọn màu xám, xanh đen sẽ phù hợp hơn khi là màu đen. Hai màu sắc cho phép bạn kết hợp với nhiều màu khác hơn (quần, áo sơ mi, cà vạt). Còn một mẹo khác là có thể kết hợp khéo léo sắc đen cùng các màu săc trẻ trung khác để giúp bộ vest trông đầy phá cách và năng động.

5/ Thắt lưng của bạn nên giống màu với đôi giầy bạn đang đi.

Thắt lưng của bạn giống màu với đôi giầy bạn đang đi để tạo nên tổng thể gọn gàng, chỉnh chu. Sự đồng bộ này giúp hình ảnh quý ông của bạn thêm đẳng cấp, thanh lịch.

6/ Xẻ tà 2 bên khiến bộ vest hiện đại và thời trang hơn

Đường xẻ tà - là đường cắt dọc dưới cùng lưng áo suit jacket. Tùy phong cách mà suit jackets có Vent hay không có Vent.

Với phong cách suit của nước Anh truyền thống, suit jacket sẽ có 2 đường vents 2 bên. Còn ở Mỹ, thường có 1 đường vent duy nhất ở giữa. Suit jacket của người Italia xưa không có vents, tuy nhiên ngày nay các nhà thiết kế suit Italia thường sử dụng 2 đường vents giống như phong cách suit của nước Anh.

Hiện nay xẻ 2 bên đang được ưa chuộng vì tính tiện dụng và sang trọng của nó.

7/ khuy áo dành cho phong cách doanh nhân quyền lực

Nếu bạn là doanh nhân thành công, muốn tạo cho mình một phong cách mạnh mẽ và quyền lực thì chọn kiểu áo 2 khuy, ve áo hình chữ V là phù hợp nhất. Khuy ở trên (đối với áo 2 khuy) và khuy ở giữa (đối với áo 3 khuy) nên nằm trên hoặc tại vị trí rốn.

8/ chi tiết ly quần tinh tế

Ly quần luôn phải được là thẳng hướng theo hướng mũi giầy để hoàn thiện một vẻ ngoài nghiêm túc và gọn gàng.

9/ sử dụng một chiếc áo thun màu trắng

Một chiếc áo thun màu trắng mặc bên trong giúp thấm hút mồ hôi tốt, đồng thời làm một chiếc áo lót hỗ trợ bạn lên đồ chuẩn hơn. Hoặc nếu bạn là một quý ông mê mặc vest nhưng vẫn thích sự phá cách thì có thể thay áo sơ mi bằng một chiếc áo thun màu trắng để tổng thể bộ vest trở nên phóng khoáng hơn.

Báo Trung Quốc gọi nón lá, áo dài Việt Nam là 'phong cách Trung Quốc'

Mới đây, mạng xã hội lan truyền bài viết của tờ China Daily đăng tải các thiết kế giống hệt áo dài Việt Nam đi kèm nón lá, mấn đội đầu và gọi đó là 'phong cách Trung Quốc' khiến nhiều người phẫn nộ.
Loạt trang phục giống hệt áo dài, nón lá của nhà mốt Trung Quốc khiến nhiều người Việt phẫn nộ /// ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH CHINA DAILY
Loạt trang phục giống hệt áo dài, nón lá của nhà mốt Trung Quốc khiến nhiều người Việt phẫn nộ
ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH CHINA DAILY
Mặc dù bộ sưu tập đến từ thương hiệu Ne Tiger (Trung Quốc) đã được giới thiệu trong khuôn khổ Tuần lễ Thời trang Trung Quốc Xuân - Hè 2019 vào tháng 10.2018 song sự việc vẫn thu hút sự quan tâm lớn từ công chúng.
Trong bài viết được China Daily đăng tải, người đọc dễ dàng nhận thấy hàng loạt thiết kế giống hệt áo dài Việt Nam từ kiểu dáng, họa tiết đến các phụ kiện đi kèm mang đậm dấu ấn văn hóa Việt như nón lá hay mấn đội đầu. Nhiều người Trung Quốc vẫn xem đây là “sườn xám” cách tân song có thể thấy hai loại trang phục này khác nhau về kiểu dáng, chiều dài tà áo cũng như cách kết hợp với các phụ kiện.
Báo Trung Quốc gọi nón lá, áo dài Việt Nam là 'phong cách Trung Quốc' - ảnh 1
Báo Trung gọi các thiết kế này là "phong cách Trung Quốc"
ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH CHINA DAILY
Đáng nói hơn, trang báo kể trên đề cập đến loạt thiết kế này với tiêu đề: Chinese style delights China S/S Fashion Week (tạm dịch: Phong cách Trung Quốc làm mê mẩn Tuần lễ thời trang Xuân - Hè). Cụm từ “Chinese style” (Phong cách Trung Quốc) khiến không ít người Việt phẫn nộ vì trang báo trên mặc định những trang phục này đều là phong cách của Trung Quốc. Nhiều người lo lắng cũng như không khỏi phẫn nộ với các "sáng tạo" từ nhà mốt xứ Trung và gọi đó là hành vi “ăn cắp văn hóa”.
Theo trang Xinhuanet, các thiết kế của Ne Tiger lấy cảm hứng từ trang phục thời Minh và sườn xám thời nhà Thanh sau đó kết hợp với các phụ kiện khác nhau như quần dài, mấn, nón để thêm phần độc đáo.
Báo Trung Quốc gọi nón lá, áo dài Việt Nam là 'phong cách Trung Quốc' - ảnh 2
Báo Trung Quốc gọi nón lá, áo dài Việt Nam là 'phong cách Trung Quốc' - ảnh 3
Báo Trung Quốc gọi nón lá, áo dài Việt Nam là 'phong cách Trung Quốc' - ảnh 4
Báo Trung Quốc gọi nón lá, áo dài Việt Nam là 'phong cách Trung Quốc' - ảnh 5
Loạt trang phục gây tranh cãi của nhà mốt Trung Quốc
ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH CHINA DAILY, GETTY
Theo Wiki, áo dài là một loại trang phục cách tân từ áo Ngũ thân và vốn được xem là trang phục truyền thống của người Việt Nam. Xuất hiện từ năm 1744 (thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát - người có công sáng chế và định hình chiếc áo dài Việt Nam như hiện nay), áo dài đã đi qua bao thăng trầm lịch sử và trở thành trang phục quen thuộc trong cuộc sống đại chúng, biểu tượng của văn hóa Việt. “Áo dài” được đưa nguyên bản vào từ điển Oxford và được nhấn mạnh là trang phục của phụ nữ Việt.

nguồn gốc áo dài việt nam

Nguồn gốc của áo dài Việt Nam có từ khi nào, bắt nguồn từ đâu

ÁO NGŨ THÂN LẬP LĨNH (TIỀN THÂN CỦA ÁO DÀI)

Ngược dòng lịch sử vào năm 1545, Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ vùng Thuận Hóa, mở rộng bờ cõi về phía nam và hình thành Đàng Trong. Kể từ đó các chúa Nguyễn đã ra sức tạo lập cơ đồ riêng độc lập với Đàng Ngoài và nuôi mưu đồ xưng hùng xưng bá.
Tuy nhiên Đàng Trong là khu vực mới khai phá với tính chất đa sắc tộc hơn hẳn Đàng Ngoài nên các dạng trang phục của người dân Đàng Trong cũng rất đa dạng, có sự ảnh hưởng từ dạng trang phục người Chăm, của người Thượng vùng Tây Nguyên...
Tới năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát với tâm lý muốn độc lập hoàn toàn tạo một cõi giang sơn riêng biệt, bên cạnh các cải cách về chính trị - xã hội ông cũng tiến hành cải cách trang phục nhằm xóa bỏ "Thói tục hủ lậu" của Đàng Ngoài
Cuộc cải cách trang phục này rất lớn và có tác động sâu sắc tới xã hội Đàng Trong
Trong "Phủ Biên tạp lục" Lê Qúy Đôn có viết:
"Năm thứ 5 niên hiệu Cảnh Hưng (1744), Hiểu quốc công (Chúa Phúc Khoát) nhân lời sấm truyền của người Nghệ An rằng 8 đời quay về Trung Đô liền nghĩ từ đời Đoan quốc công (Nguyễn Hoàng) đến mình đã vừa đúng tám đời, bèn xưng vương, sai lấy thể chế áo mũ trong sách Tam tài đồ hội làm mô thức lệnh cho các quan võ từ chưởng dinh đến cai đội, quan văn từ quản bộ đến chiêm hậu, huấn đạo đều tuân theo kiểu dang màu sắc quy định, áo đều dùng đoạn màu, người sang dùng Mãng bào co thêu hoa văn sóng nước, mũ trang sức bằng vàng bạc. Lại lệnh cho trai gái hai xứ (Thuận Hóa, Quảng Nam) đổi dùng quần áo Bắc quốc để tỏ sự thay đổi. Đến phụ nữ đều mặc áo ngắn hẹp tay giống áo nam giới thì Bắc quốc không như vậy. Hơn ba mươi năm người ta đều quen, quên hết cả tục cũ."

"Đại Việt sử ký tục biên" lại chép:
" Lại nhân có người truyền đọc câu sấm rằng tám đời quay về trung đô, chúa bèn đổi phong tục, đổi y phục, hạ lệnh cho quan dân hai xứ Thuận Quảng đều ăn mặc theo thể chế nhà Minh, để cả nước cùng đổi mới."

Trong "Gia Định thành thông chí", Trịnh Hòa Đức viết:
"Năm Mậu Ngọ, Thế Tông Hiếu Võ Hoàng đế nguyên niên, cải định sắc phục, quan phục của văn võ bá quan tham chước các đời Hán Đường đến chế độ Đại Minh và kiểu dáng của chế độ mới (nhà Thanh) như trang phục của các phẩm quan dựa theo hội điển ban hành ngày nay, văn chất đã đủ đầy.Trang phục nhà cửa đồ dùng trong dân gian đại để như chế độ Đại Minh, xóa hết thói tục hủ lậu của Bắc Hà, trở thành một nước áo mũ văn hiến.

"Đại Nam thực lục" viết:
"Chúa cho rằng lời sấm có nói tám đời trở lại trung đô, bèn đổi y phục, thay phong tục, cùng dân đổi mới, châm chước chế độ các đời, định triều phục văn võ, văn quan từ quản bộ đến chiêm hậu, huấn đạo; võ từ chưởng dinh đến cai đội, mũ sức vàng bạc, áo dùng Mãng bào hoặc gấm đoạn theo cấp bậc. "

"Dã sử lược biên Đại Việt quốc triều Nguyễn thực lục" viết:
"Chúa cho rằng lời sấm cổ có nói tám đời quay lại trung đô, tính từ thời Thái tổ (Nguyễn Hoàng) tới nay vừa đúng con số ấy, bèn thay y phục, đổi phong tục, cùng dân đổi mới, bắt đầu hạ lệnh cho nam nữ sĩ thứ trong nước, đều mặc áo nhu bào, mặc quần, vấn khăn, tục gọi quần chân áo chít bắt đầu từ đây. Trang phục nhà cửa đồ dùng hơi giống thể chế Minh Thanh, thay đổi hết cả thói cũ hủ lậu của Bắc Hà, thay đổi quan phục tham khảo chế độ các triều đại Trung Quốc, chế ra phẩm phục Thường triều, Đại triều, lấy làm mô thức, ban hành trong nước, văn chất đủ vẻ, trở thành nước áo mũ văn vật vậy"

Tổng hợp các ghi chép trên có thể thấy cuộc cải cách trang phục năm 1744 là cuộc cải cách rất lớn có tác động sâu sắc tới đời sống người Đàng Trong với nội dung chủ đạo là bỏ các dạng trang phục của Đàng Ngoài mà thay vào đó là các dạng trang phục phỏng theo chế độ cổ Hán - Đường và Minh - Thanh đương thời đối với qúy tộc hoàng tộc, quan lại. Còn dân gian thì sử dụng các dạng trang phục phỏng theo trang phục cuối Minh - đầu Thanh đương thời, với sự biến dị nhỏ là áo của nữ cũng ngắn và có ống tay áo hẹp như của nam.

Sau khi nhà Nguyễn thống nhất đất nước đã kế thừa sự cải cách trang phục của chúa Nguyễn. Tuy nhiên có một điều khá thú vị đó là từ khu vực Huế trở vào Nam người dân đã quen rất nhanh với trang phục mới, thì trái lại ở miền Bắc người ta vẫn giữ các phong tục ăn mặc cũ tới tận thời nhà Nguyễn và thậm chí là thế kỷ 20, ví dụ phụ nữ miền Bắc vẫn mặc áo tứ thân với váy và yếm, bọc tóc trong khăn hoặc đội khăn mỏ quạ.

Tới năm 1836 - 1837 vua Minh Mạng sau chuyến tuần du ra Bắc Hà tận mắt nhìn thấy người dân Bắc vẫn giữ kiểu ăn mặc cũ đã quyết định tiến hành cải cách trang phục triệt để.
Theo đó Minh Mạng ra lệnh cấm áo tứ thân, váy đụp, cấm áo giao lĩnh, khố vải, thắt lưng vải, cấm cả các dạng tiện phục thời Lê Trung Hưng như mũ Bình Đính, Mã vĩ, khăn vuông, khăn bọc tóc....

Tuy vậy hết hời Minh Mạng chính sách cải cách trang phục lại không được tiếp tục nữa và các dạng trang phục cố cựu của Bắc Hà vẫn tiếp tục tồn tại nhưng lại có sự tiếp thu sửa đôi với trang phục miền Trung và Nam.


ÁO DÀI LEMUR CỦA CÁT TƯỜNG 1930

Vào những năm đầu thập niên 30, khi Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương do Pháp thành lập (nay là Trường ĐH Mỹ Thuật Hà Nội), họa sĩ Cát Tường cùng với nhóm Tự lực văn đoàn là người khởi xướng cho phong trào cách tân áo dài truyền thống với phương châm: “Quần áo tuy dùng để che thân, song nó là tấm gương ngoài phản chiếu ra cái trình độ, trí thức của một đất nước"
Ông thực hiện một cải cách quan trọng trên chiếc áo ngũ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau mà thôi. Vạt trước được họa sĩ nối dài chấm đất để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi đồng thời thân trên được may ôm sát theo những đường cong cơ thể người mặc tạo nên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo. Để tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút phía trước được dịch chuyển sang một chỗ mở áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn, điểm chia hai tà áo trước - sau cũng trễ dưới eo độ 8 cm. Điều khác biệt nhất là eo áo được nhấn nhẹ. Áo này khi mặc lên hơi sát vào bụng, nên trông như ngực nở ra. Đó là nét mỹ thuật Âu Tây đầu tiên được đưa vào y phục phụ nữ Việt mà cũng vì chuyện này từng gây phản ứng mạnh một thời trong dư luận. Tuy nhiên, áo dài Le Mur có nhiều biến cải mà nhiều người thời đó cho là "lai căng" thái quá, như áo may ráp vai, ráp tay phồng, cổ bồng hoặc cổ hở. Thêm nữa áo Le Mur mặc cho đúng mốt phải với quần xa tanh trắng, đi giày cao, một tay cắp ô và quàng vai thêm chiếc bóp đầm. Lối tân thời này tuy được nhiều người yêu thích nhưng cũng đã bị một số dư luận khi đó tẩy chay và cho là "đĩ thõa" (như được phản ảnh không hề thiện cảm trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng).

ÁO DÀI LÊ PHỔ (1934)

Họa sĩ Lê Phổ cải tiến kiểu áo dài “Le Mur” theo cách riêng của ông là dung hòa giữa váy phương Tây với áo ngũ thân truyền thống.
Lê Phổ đã bỏ kiểu tay phồng, rồi may cổ kín, cài nút bên phải, thân ôm sát người, hai tà áo mềm mại bay lượn… Kiểu áo dài của ông rất được đón nhận, đặc biệt tại Hội chợ Nữ công Đà Nẵng. Trong suốt gần 30 năm, kiểu áo dài đó không thay đổi nhiều ngoại trừ cổ áo, gấu áo, eo áo: lúc cao, lúc thấp, lúc hẹp, lúc rộng… lưng áo cũng thay đổi từ to bản luồn dải rút đổi sang lưng nhỏ, cài khuy rồi kéo khóa theo kiểu phương Tây.

Thập niên 1940 -1950 là thời kỳ chiếc áo dài của nữ được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là đẹp nhất trong các giai đoạn phát triển lịch sử.
Các thợ máy lúc đó đã khôn khéo cắt áo lượn theo thân người, sườn áo dài bắt đầu được may có eo, thân áo sau rộng hơn thân áo trước, nhất là ở phần mông, để áo ôm theo thân dáng mà không cần chít eo. Áo mang nét thanh thoát mà vẫn tôn dáng người mặc.
Có thể nói, lúc này áo dài đã bắt đầu có những nét mới, cải tiến để phù hợp với dáng người mặc. Nhưng, những nét mới này được xem là sự bổ sung có chọn lọc để tôn thêm vẻ đẹp của người con gái Việt.

Trái ngược với sự hưng thịnh của áo dài nữ, lúc này áo dài nam gần như bị lãng quên. Những chiếc áo dài thường ngày trước đây các cụ vẫn mặc đã mất dần. Hình ảnh những người đàn ông mặc áo dài hãn hữu lắm mới thấy trên đường phố.

ÁO DÀI BÀ NHU 1958

Cuối năm 1958 khi bà Trần Lệ Xuân còn tại vị Đệ Nhất Phu Nhân của nước Việt Nam Cộng Hòa, bà đã thiết kế ra kiểu áo dài cách tân mới bỏ đi phần cổ áo gọi là áo dài cổ thuyền, cổ hở, cổ khoét, dân gian gọi là áo dài Trần Lệ Xuân hay áo dài bà Nhu. Không chỉ lạ về mẫu áo, chiếc áo dài hở cổ còn được ‘phá cách’ với họa tiết trang trí trên áo: nhành trúc mọc ngược. Một số nhà phê bình phương tây cho rằng nó hợp lý với thời tiết nhiệt đới của miền nam Việt Nam. Nhưng kiểu áo này khiến những người theo cổ học lúc đó tức giận và lên án nó không hợp với thuần phong mỹ tục. Loại áo dài không có cổ này vẫn phổ biến đến ngày nay và phần cổ được khoét sâu cho tròn chứ không ngắn như bản gốc.

ÁO DÀI TAY RAGLAN 1960

Áo dài bắt đầu được may chít eo, cài khuy rất chặt, eo áo cắt cao lên, gấu áo lúc này cắt thẳng ngang và may dài gần đến mắt cá chân. Nhưng cách may này có một nhược điểm lớn là các nếp nhăn rất dễ xuất hiện ở hai bên nách.
Vì vậy, những năm 1960, nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn đã đưa cách ráp tay raglan vào áo dài. Với cách ráp này, tay áo được nối từ cổ xéo xuống nách. Tà trước nối với tà sau qua hàng nút bấm từ cổ xuống nách và dọc theo một bên hông. Kiểu ráp này vừa giảm thiểu nếp nhăn ở nách, cho phép tà áo ôm khít theo đường cong người mặc, vừa giúp người phụ nữ cử động tay thoải mái, linh hoạt. Về màu sắc, lúc này áo dài màu trở thành thời thượng, trở thành biểu tượng cho phong cách trẻ trung năng động của những thiếu nữ hiện đại.
Từ đây, chiếc áo dài Việt Nam đã được định hình và tiếp tục duy trì, phát triển tới ngày nay.

Cách chọn suits ông sui (vest trung niên)

CÁCH 𝐂𝐇𝐎̣𝐍 𝐕𝐄𝐒𝐓 𝐂𝐇𝐎 Ô𝐍𝐆 𝐒𝐔𝐈

Nếu như các chú đang tìm kiếm cho mình một bộ vest ưng ý nhất thì đừng quên liên hệ với #aodaicosau ạ!
Đến với Áo dài Cô Sáu, các chú có thể thoải mái lựa chọn những bộ vest lịch lãm nhất, giá hợp lý nhất cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn trong bộ sưu tập vest nam trung tuổi được thịnh hành với nhiều kiểu dáng và chất liệu cao cấp.
 Hãy liên hệ ngay với Shop ngay để lựa chọn cho mình bộ vest chuẩn nhất các chú nhé!




Địa chỉ cho thuê áo dài cách tân nam tphcm

Áo dài cách tân nam đã trở thành một item “must have” trong dịp Tết của các chàng trai  hiện đại. Vậy lý do gì khiến trang phục này được yêu thích đến vậy và địa chỉ nào cho thuê áo dài cách tân nữ tphcm độc đẹp, lạ mắt


Áo dài cách tân nam đem đến cho người mặc sự thời trang, cá tính, hiện đại và tiện dụng trong khi vẫn giữ được những nét tinh tế và nhã nhặn truyền thống. Với thiết kế cúc mang âm hướng truyền thống cùng dáng vest bên trong cho đàn ông  có thể diện trang phục này với quần thường ngày đều rất phù hợp.




Ngoài áo dài cách tân nam shop còn có áo dài ngũ thân truyền thống cho nam

Chỗ thuê áo dài cách tân nữ tphcm

Áo dài cách tân nữ đã trở thành một item “must have” trong dịp Tết của các cô gái hiện đại. Vậy lý do gì khiến trang phục này được yêu thích đến vậy và địa chỉ nào cho thuê áo dài cách tân nữ tphcm độc đẹp, lạ mắt

Sự mới mẻ và phá cách

Đúng như tên gọi của mình, những tà áo dài cách tân đem đến cho người mặc sự thời trang, cá tính, hiện đại và tiện dụng trong khi vẫn giữ được những nét tinh tế và nhã nhặn truyền thống. Với thiết kế vạt ngắn, thân suôn, tay lửng, các cô gái có thể diện trang phục này với quần bó hoặc váy xòe đều rất phù hợp.





Đa dạng về kiểu dáng

Áo dài cách tân rất đa dạng về chất liệu: từ voan, ren, satin, lụa tơ tằm, organza,… mang lại sự khác biệt cho mỗi thiết kế. Bên cạnh đó, họa tiết trong mỗi sản phẩm cũng được sáng tạo một cách vô cùng độc đáo và đẹp mắt. Chính những điều đó, khiến cho áo dài cách tân phù hợp với nhiều đối tượng với gu thẩm mỹ khác nhau.





Dễ mặc và tiện lợi

Áo dài truyền thống có đặc điểm là thiết kế chiết ngực và eo giúp tôn dáng, tuy nhiên điều này lại khiến một số bạn gái để lộ ra những khuyết điểm trên cơ thể. Trong khi đó, áo dài cách tân có những đường may phóng khoáng, phần eo và hông thường không bó sát, thậm chí một số loại áo có thiết kế dáng suông khá thoải mái, giúp các bạn nữ dễ dàng lựa chọn.






Giá thành tương đối rẻ

Một ưu điểm nữa của áo dài cách tân khiến rất nhiều bạn trẻ yêu thích đó là sản phẩm có mức giá khá “dễ chịu” so với các loại áo dài truyền thống. Bạn có thể lựa chọn những sản phẩm áo dài may sẵn hoặc chọn các cửa hàng cho thuê áo dài cách tân nữ tphcm với mức giá khá “hạt dẻ”.

Địa chỉ cho thuê áo dài cách tân nữ tphcm đẹp, lạ mắt

Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, ÁO DÀI CÔ SÁU được khá nhiều các bạn trẻ tìm đến và đặt mua áo dài cách tân lạ mắt, đẹp, dễ thương để du xuân, chụp hình hoặc đơn giản là diện vào những dịp đặc biệt. Dù bạn đến SHOP với bất kỳ lý do gì đi nữa, chắc chắn bạn sẽ tìm được những sản phẩm phù hợp nhất với bạn ở đây.

Vì sao nên thuê áo dài sui gia?

Cưới hỏi là một phong tục truyền thống có từ lâu đời ở Việt Nam. Việc dựng vợ gả chồng không chỉ là niềm vui riêng của các cặp đôi mà còn là niềm vui chung của cả hai gia đình. Bên cạnh việc đầu tư áo dài và váy cưới cô dâu thì việc lựa chọn áo dài sui gia cũng được các bà mẹ của cô dâu và chú rể rất chú trọng.


Tuy nhiên, việc đầu tư may mới một chiếc áo dài sui gia chỉ để sử dụng trong một ngày vui thì thực sự là điều quá lãng phí. Bởi đa phần những chiếc áo dài sui gia thường được may bằng các chất liệu vải đắt tiền với những họa tiết đính đá, hoa văn sang trọng.

Bên cạnh đó, đến với các cửa hàng cho thuê áo dài sui gia tphcm, các bà mẹ có thể thoải mái lựa chọn những mẫu thời trang mới nhất, hợp thời và phù hợp với vóc dáng của mình nhất.

Áo dài sui gia tôn vinh nét đẹp quý phái của các bà mẹ

Vì sao nên chọn thuê áo dài sui gia ở ÁO DÀI CÔ SÁU?


Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, áo dài cô sáu cung cấp dịch vụ cho thuê áo dài sui gia tphcm nhằm giúp các gia đình tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí trong việc may áo dài.

Với kinh nghiệm lâu năm trong việc thiết kế và cho thuê áo dài sui gia, áo dài cô sáu  cung cấp đa dạng các loại áo dài từ truyền thống cho đến cách tân. Đội ngũ thiết kế của SHOP luôn biết làm nổi bật thế mạnh và che đi khuyết điểm của từng đối tượng khách hàng khác nhau khi thuê áo dài. Chúng tôi luôn cập nhật xu hướng thời trang áo dài với nhiều kiểu mới, đa dạng để giúp quý khách hàng có thể lựa chọn được những mẫu áo dài ưng ý nhất.

áo dài cô sáu  cam đoan là địa chỉ có thể làm hài lòng tất cả các khách hàng có nhu cầu thuê áo dài sui gia tphcm, kể cả những khách hàng khó tính nhất.

NÊN MẶC ÁO DÀI NÀO TRONG DỊP TẾT



NÊN MẶC ÁO DÀI NÀO TRONG DỊP TẾT 



– Giá mua của 1 chiếc áo dài thường rơi vào khoảng 500 ngàn – 1 Triệu đồng. Còn giá đặt may sẽ cao hơn. Tùy vào chất liệu vải sẽ có 1 mức giá hợp lý. Nhu cầu mặc áo dài thường là mùng 1 Tết cổ truyền hoặc mua về để chụp hình 1, 2 ngày rồi không có dịp mặc lại.
Rơi vào trường hợp: “Xuân này lại đến xuân sau
Áo dài năm cũ biết vừa nữa không?”

– Còn giá thuê của 1 chiếc áo dài khoảng 80k đến 300k để mặc 1 ngày sẽ làm hài lòng với túi tiền của mọi người.